Phát huy nguồn lực tài nguyên trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững

14:13, Thứ Hai, 2-12-2019

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý, sử dụng tài nguyên, tăng cường đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội; chủ động trong công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Triển khai Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về phát triển kinh tế biển,... tiếp tục là các ưu tiên quan trọng trong quản lý tài nguyên thời gian tới.

Các nhiệm vụ ưu tiên bao gồm:

Thứ nhất, ưu tiên xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý, sử dụng tài nguyên, tăng cường đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội; chủ động trong công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Triển khai Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về phát triển kinh tế biển. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai, trong đó tập trung đổi mới công tác quy hoạch sử dụng đất để sử dụng có hiệu quả không gian ngầm, không gian trên cao; đổi mới chính sách kinh tế đất, giá đất, thuế; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai.

Thứ hai, tăng cường giải quyết căn bản, xử lý tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai nhất là tình trạng lãng phí đất đai; tăng cường quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đẩy nhanh tiến độ tích tụ tập trung đất đai cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Quản lý chặt chẽ quy hoạch, việc chuyển mục đích sử dụng đất đất lúa, đất rừng phòng hộ, đặc dụng; tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và hệ thống thông tin đất đai. Thực hiện việc đấu giá đất công khai việc giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền sử dụng đất để thực hiện mục đích kinh doanh thương mại. Thực hiện liên thông thủ tục hành chính về đất đai với cơ quan thuế, rút ngắn thời gian thực hiện chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, đối thoại để tạo sự đồng thuận của nhân dân trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; nâng cao chất lượng dịch vụ công.

Thứ ba, khẩn trương xây dựng, triển khai kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Triển khai thực hiện quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch kết nối liên vùng, giữa các khu vực có biển không có biển, hình thành các trung tâm kinh tế biển để tạo động lực cho phát triển cả nước. Tăng cường công tác điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển trong đó tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu đo đạc bản đồ địa hình đáy biển; khảo sát khoáng sản vùng biển sâu; kiểm soát chặt chẽ, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển, nhất là rác thải nhựa đại dương; phát triển, hiện đại hoá hệ thống cảnh báo, dự báo thiên tai nhất là cảnh báo sóng thần, quan trắc môi trường biển. Đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ; đào tạo phát triển nguồn nhân lực biển; đẩy mạnh công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển và hải đảo.

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật, trọng tâm là rà soát, đánh giá, tổng kết việc thi hành Luật tài nguyên nước năm 2012, làm tiền đề để chuẩn bị sửa đổi Luật; đánh giá tình hình thực hiện chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 và đề xuất định hướng chiến lược đến 2030 tầm nhìn 2050; rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định về tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước để đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước; tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cộng đồng pháp luật về tài nguyên nước. Tăng cường giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải; theo dõi, đánh giá, dự báo tình hình suy thoái, cạn kiệt, xâm nhập mặn nguồn nước; đề xuất và triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống khô hạn, xâm nhập mặn, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, trước mắt ưu tiên những vùng bị ảnh hưởng nặng; thành lập hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên nước.

Thứ tư, quản lý hiệu quả tài nguyên khoáng sản, ngăn chặn và xử lý nghiêm vi phạm trong khai thác khoáng sản, đặc biệt là đá, cát, sỏi… Tiếp tục phân cấp quản lý phù hợp, đẩy mạnh và thực hiện nghiêm việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản; đảm bảo quyền và lợi ích của các địa phương có khoáng sản; quản lý khoáng sản ở các khu vực dự trữ để phát triển các dự án trên mặt. Tập trung nguồn lực thực hiện điều tra đánh giá khoáng sản ở vùng Tây Bắc, Trung Trung bộ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững; triển khai các dự án điều tra đánh giá khoáng sản ở độ sâu lớn trên đất liền, biển và hải đảo; đa dạng các nguồn vốn cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản từ ngân sách nhà nước, tiền hoàn trả chi phí đánh giá khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền đấu giá quyền khai thác khoáng sản...

Nguồn tin: http:// monre.gov.vn /

Các tin khác

TrANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỈNH BÌNH DƯƠNG

Trưởng Ban Biên tập: Nguyễn Ngọc Thúy - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
Địa chỉ: Tầng 09 - Tháp A - Tòa nhà trung tâm Hành chính tỉnh, phường Hòa Phú, Thành phố Thủ Dầu Một
Điện thoại: 0274 3 828035 - Email: sotnmt@binhduong.gov.vn