Những điểm mới của Luật Tố cáo năm 2018

14:6, Thứ Sáu, 12-7-2019

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Luật tố cáo năm 2011 đã tạo hành lang pháp lý để công dân thực hiện quyền tố cáo giúp các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kịp thời phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. 

Tuy nhiên, qua thời gian triển khai thực hiện cho thấy, Luật tố cáo năm 2011 vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập như: nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo; trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo; về tố cáo tiếp và giải quyết tố cáo tiếp; quy định xử lý về tố cáo; về bảo vệ người tố cáo; về vấn đề xử lý trách nhiệm đối với người có hành vi vi phạm; hình thức tố cáo...

Luật Tố cáo mới đã được Quốc hội thông qua vào ngày 12 tháng 6 năm 2018 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 có những điểm mới 

NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG LUẬT TỐ CÁO NĂM 2018

Luật tố cáo năm 2011 đã tạo hành lang pháp lý để công dân thực hiện quyền tố cáo giúp các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kịp thời phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Tuy nhiên, qua thời gian triển khai thực hiện cho thấy, Luật tố cáo năm 2011 vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập như: nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo; trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo; về tố cáo tiếp và giải quyết tố cáo tiếp; quy định xử lý về tố cáo; về bảo vệ người tố cáo; về vấn đề xử lý trách nhiệm đối với người có hành vi vi phạm; hình thức tố cáo...

Luật Tố cáo mới đã được Quốc hội thông qua vào ngày 12 tháng 6 năm 2018 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 có những điểm mới cơ bản như sau:

-  Quy định về tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì không xử lý: Cụ thể, trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết và được gửi đồng thời cho nhiều nơi, trong đó có tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc đã hướng dẫn nhưng người tố cáo vẫn gửi tố cáo đến nơi không có thẩm quyền giải quyết thì nơi nhận được tố cáo không xử lý (quy định tại khoản 3 Điều 24).

- Bổ sung quy định về tố cáo nặc danh:  Không xử lý đối với tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh bằng đơn tố cáo. Tuy nhiên, tiếp nhận, thanh tra, kiểm tra đối với tố cáo thuộc trường hợp nêu trên nhưng có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh (quy định tại Điều 25).

- Rút gọn trình tự giải quyết tố cáo: Trình tự giải quyết tố cáo được rút gọn lại chỉ còn 04 bước, thay vì 05 bước như quy định trước đây (quy định tại Điều 28).

- Rút ngắn thời gian giải quyết tố cáo: Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý tố cáo (Luật Tố cáo năm 2011 là 60 ngày); trường hợp vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày; đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày (quy định tại Điều 30).

- Cho phép rút tố cáo: Người tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản. Người tố cáo rút tố cáo nhưng nếu lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi tố cáo của mình, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định (quy định tại Điều 33).

- Quy định rõ về bảo vệ người tố cáo: Bảo vệ người tố cáo là việc bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo; bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo. Khi có căn cứ về việc vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo và người thân của họ đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử do việc tố cáo, người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền phải áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết (quy định tại Điều 47).

- Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết tố cáo: Cho phép người giải quyết tố cáo ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo khi cần đợi kết quả giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc đợi kết quả giải quyết vụ việc khác có liên quan hoặc cần đợi kết quả giám định bổ sung, giám định lại. Việc đình chỉ giải quyết tố cáo được thực hiện khi: Người tố cáo rút toàn bộ nội dung tố cáo; Người bị tố cáo là cá nhân chết và nội dung tố cáo chỉ liên quan đến trách nhiệm của người bị tố cáo; Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền…(quy định cụ thể tại Điều 34).

- Quy định về hình thức tố cáo: Luật Tố cáo năm 2018 vẫn quy định 02 hình thức tố cáo là tố cáo bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp, không mở rộng hình thức tố cáo bằng fax hay email như đề xuất trước đó.

Luật Tố cáo năm 2018 sẽ khắc phục những hạn chế, bất cập trong thời qua, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác giải quyết tố cáo, trật tự, kỷ cương của pháp luật trong thời gian tới.

Nguồn: Thanh tra

Các tin khác

TrANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỈNH BÌNH DƯƠNG

Trưởng Ban Biên tập: Nguyễn Ngọc Thúy - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
Địa chỉ: Tầng 09 - Tháp A - Tòa nhà trung tâm Hành chính tỉnh, phường Hòa Phú, Thành phố Thủ Dầu Một
Điện thoại: 0274 3 828035 - Email: sotnmt@binhduong.gov.vn